Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Tham khảo những điều sau trước khi thành lập doanh nghiệp

Những điều cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp : bạn muốn thành lập 1 doanh nghiệp để kinh doanh, phát triển thị trường, tạo dụng thương hiệu, phát triển kinh tế cho bản thân, nhưng có qua nhiều hình thức thành lập doanh nghiêp, và bạn đang phân vân không biết chọn hình thức nào. hãy để LacViet chúng tôi tư vấn cho bạn 1 hình thức thành lập doanh nghiệp chính xác, đúng với mong muốn của bản.
1, Hình thức góp vốn, đầu tư
nhung-dieu-can-biet-khi-thanh-lap-congty

Nếu bạn là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì có một số hình thức đầu tư sau đây:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Được gọi tắt là Hợp đồng BCC, là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
- Doanh nghiệp liên doanh: Là một Pháp nhân được thành lập dựa trên Hợp đồng liên doanh giữa một bên là pháp nhân hoặc cá nhân Việt Nam và một bên là pháp nhân hoặc cá nhân Nước ngoài.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là một Pháp nhân được thành lập với phần vốn góp đầu tư toàn bộ của Nhà đầu tư nước ngoài (có thể là 01 cá nhân hoặc một tổ chức).
Nếu bạn muốn đầu tư trong nước, tự thành lập doanh nghiệp, bạn có thể xem xét về các loại hình doanh nghiệp. Có 4 loại hình doanh nghiệp chính mà Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định bạn có thể tham khảo thêm.
2, Tên doanh nghiệp
nhung-dieu-can-biet-khi-thanh-lap-congty1

Phải bảo đảm theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng; Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tê giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành; Đối với doanh nghiệp thành lập theo hình thức đầu tư tại Việt Nam mà có một pháp nhân nước ngoài thì doanh nghiệp dự định thành lập có thể sử dụng tên của pháp nhân nước ngoài đó để đặt tên.
3, Địa chỉ doanh nghiệp
nhung-dieu-can-biet-khi-thanh-lap-congty2

Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngừ phố) hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư thì trụ sở của doanh nghiệp phải được chứng minh bằng hợp đồng thuê có công chứng tại Phòng Công Chứng trong hồ sơ đăng ký thành lập. Nếu trụ sở doanh nghiệp thuê của các Công ty kinh doanh Bất động sản thì các bên có thể ký Hợp đồng với nhau nhưng phải cung cấp kèm theo hồ sơ pháp lý của Tòa nhà và Giấy phép hoạt động của Công ty BĐS đó.
4. Ngành nghề đăng ký kinh doanh
nhung-dieu-can-biet-khi-thanh-lap-congty3

Bạn cần tham khảo ngành nghề và mã ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTG ngày 23/01/2007 của Thủ tướng chính phủ để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Để biết được chi tiết các ngành nghề theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTG, bạn có thể tham khảo thêm Quyết định 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quý vị cần tham khảo tại Biểu Cam kết WTO – Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ (danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II). Biểu Cam kết quy định tất cả các ngành và các phân ngành cho phép các Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam (Công ty (Doanh Nghiệp) Việt Nam đính kèm bản tổng kết ngành tại Biểu Cam kết để tham khảo).
5. Vốn điều lệ – Vốn pháp định
nhung-dieu-can-biet-khi-thanh-lap-congty4

- Vốn điều lệ: Là tổng số vốn đăng ký của tất cả các thành viên cùng đóng góp. Vốn có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đó được quy đổi sang tiền Việt Nam), tài sản khác. Nếu có tài sản khác thì phải kèm theo bảng kê khai từng loại tài sản khác, giá trị còn lại.
-Vốn pháp định: Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành phải đảm bảo vốn theo quy định thì phải ghi rõ vốn pháp định của ngành nghề đó và phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đó có đủ số vốn trên. (Tham khảo danh mục ngành yêu cầu có vốn pháp định).
=> Lưu ý: Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bất kỳ ngành nghề đăng ký thuộc hay không thuộc danh mục ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì các nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp phải chứng minh được khả năng tài chính của mình tương đương với số vốn đăng ký. Việc chứng minh được thực hiện bởi xác nhận của ngân hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét